XUẤT KHẨU XOÀI TƯƠI VIỆT NAM – HÀN QUỐC
- Đăng ký vườn trái cây xuất khẩu và cơ sở đóng gói.
- Phân loại và đóng gói.
- Phương pháp gia nhiệt bằng hơi nước nóng.
- Giám sát kiểm dịch xuất khẩu và chứng nhận.
- Đóng gói và dán nhãn.
- Kiểm dịch nhập khẩu (kiểm dịch tại điểm đến – Hàn Quốc.
- Kiểm dịch tại nơi sản xuất (Việt Nam).
- Thời hạn tái xét duyệt.
- Các loại sâu bệnh, côn trùng có hại thuộc tiêu chí kiểm dịch đối với hàng xoài tươi Việt Nam.
CHI TIẾT:
- Đăng ký vườn trái cây xuất khẩu và cơ sở đóng gói:
- Vườn sản xuất xoài để xuất khẩu cho Hàn Quốc và cơ sở đóng gói xuất khẩu phải được đặt ở ĐBSCL.
- Đồng thời, phải đăng ký với Cục Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam vào mỗi năm. Sản xuất theo thiêu chuẩn GAP, cơ sở sản xuất đóng gói phải thường xuyên được khử trùng và kiểm tra bởi Cục Bảo Vệ Thực Vât.
- Mỗi năm, Cục Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam phải thông báo cho APQA – Cục kiểm dịch nông lâm và chăn nuôi Hàn Quốc, danh sách các vườn trồng để xuất khẩu, các cơ sở đóng gói xuất khẩu bao gồm nhà máy gia nhiệt trước khi bắt đầu xuất khẩu xoài.
2. Phân loại và đóng gói chỉ được chọn và đóng gói
- Cơ sở đóng gói đã đăng ký với Cục Bảo Vệ Thực Vật. Khi chọn xoài tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc, phải đảm bảo rằng: không được phân loại cùng với xoài được sản xuất trong vườn cây chưa đăng ký và những loại trái cây tươi khác loại.
- Quá trình phân loại xoài tươi để xuất khẩu phải rửa bằng nước và ngâm trong 200ppm sodium hypochlorite ở 52 °C từ 2 đến 3 phút.
- Phương pháp gia nhiệt bằng hơi nước nóng: sử dụng hơi nước bão hòa bằng cách tăng nhiệt độ lõi lên 47°C hoặc cao hơn trong 20 phút (độ ẩm tương đối trên 90 %).
- Giám sát kiểm dịch xuất khẩu và chứng nhận:
- Kiểm dịch xuất khẩu đối với xoài tươi đã được xử lý gia nhiệt sẽ được các chuyên gia kiểm dịch thực vật Hàn Quốc và Việt Nam tiến hành lấy mẫu với số lượng trên >2% hoặc trên >600 trái của toàn bộ lô hàng. (Trong trường hợp tổng số lượng lô hàng là dưới 1000 trái thì sẽ kiểm tra 450 trái)
- Đặc biệt, lô hàng phải được chứng nhận là không có sâu bọ thông qua mục tiêu kiểm tra đối với các loại sâu bệnh có hại bên trong quả tươi, đặc biệt là Cytosphaera mangiferae, Xanthomonas campestris pv. Mangiferaeindidae, Sternochetus frigidus, Sternochetus olivieri.
- Những hàng hóa đã được duyệt bởi quá trình kiểm dịch xuất khẩu, Cục Bảo Vệ Thực Vật sẽ cấp giấy chứng nhận kiểm dịch bao gồm những mục cụ thể như sau:
4.1 Ghi rõ nội dung trên giấy kiểm dịch thực vật: “Lô hàng này tuân thủ các yêu cầu nhập khẩu thống nhất giữa Cơ Quan Bảo Vệ Thực Vật Hàn Quốc và Việt Nam, và bảo đảm là không nhiễm Cytosphaera mangiferae, Xanthomonas campestris pv. Mangiferaeindidae, Sternochetus frigidus, Sternochetus olivieri”
4.2 Ghi rõ Tên (hoặc số hiệu đăng ký) của vườn trái cây và cơ sở đóng gói đã được đăng ký; và tên của nhà máy gia nhiệt, ngày xử lý, nhiệt độ và thời gian trên giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
4.3 Ngày kiểm tra và chữ ký của chuyên gia kiểm dịch thực vật Hàn Quốc.
4.4 Trường hợp vận chuyển bằng đường biển, Cục Bảo Vệ Thực Vật sẽ niêm phong công hàng và bấm số niêm phong.
4.5 Hàng hóa đã được duyệt qua quá trình kiểm dịch xuất khẩu phải được để riêng biệt với hàng bị loại hoặc với hàng chưa được kiểm tra để ngăn chặn sự xâm nhập của sâu bệnh.
4.6 Hàng hóa đã được duyệt qua quá trình kiểm dịch xuất khẩu phải được bảo quản để ngăn chặn sự tái xâm nhiễm bởi các chất độc hại như sâu bệnh và đất cho đến khi hàng hóa đến Hàn Quốc.
- Đóng gói và dán nhãn
- Mỗi thùng carton xoài đã được xác nhận kiểm dịch xuất khẩu phải được niêm phong theo phương pháp chuẩn mà Cục Bảo Vệ Thực Vật đưa ra (như băng dính, sticker hay label tem phụ).
- Bên ngoài thùng carton đóng gói xuất khẩu hoặc pallet chở hàng phải được dán nhãn ghi “For Korea”(hàng dùng để xuất khẩu cho Hàn Quốc) và tên (hoặc số hiệu đăng ký) của vườn trái cây và cơ sở đóng gói xuất khẩu.
- Trong trường hợp có bất kỳ lỗ thông khí nào trên thùng carton, chúng phải được dán bằng lưới chống côn trùng với một mắt lưới không quá 1.6mm hoặc toàn bộ thùng carton và pallet phải được bao phủ hoặc đóng gói bằng nilong hoặc lưới chống côn trùng với mắt lưới không quá 1.6mm để ngăn chặn sự tái nhiễm sâu bệnh trong suốt thời gian lưu trữ và vận chuyển.
- Kiểm Dịch Nhập Khẩu (kiểm dịch tại điểm đến – Hàn Quốc)
Nếu không có bất cứ vấn đề nào được phát hiện theo như kết quả kiểm tra cụ thể, thì việc kiểm dịch nhập khẩu theo luật kiểm dịch thực vật và các quy định thủ tục liên quan của Hàn Quốc sẽ được tiến hành
- Kiểm Dịch Tại Nơi Sản Xuất (Việt Nam)
- Cục Bảo Vệ Thực Vật Việt Nam sẽ gửi email cho APQA (cơ quan kiểm dịch Hàn Quốc) một yêu cầu kiểm dịch tại nơi sản xuất bởi các kiểm dịch viên Hàn Quốc 30 ngày trước khi bắt đầu tiến hành gia nhiệt.
- Thư gửi yêu cầu sẽ bao gồm các thông tin sau đây liên quan đến việc xuất khẩu: – Số lượng thanh tra kiểm dich thực vật Hàn Quốc và thời gian phái cử kiểm dịch yêu cầu. – Khối lượng xuất khẩu dự kiến. – Địa điểm xử lý gia nhiệt.
- Thanh tra kiểm dịch thực vật của APQA sẽ kiểm tra quá trình gia nhiệt bằng hơi nước nóng và giám sát kiểm dịch xuất khẩu cùng với thanh tra kiểm dịch thực vật của Việt Nam, và nếu cần thiết, sẽ kiểm tra điều kiện vệ sinh của vườn trái cây xuất khẩu cùng với cơ sở đóng gói xuất khẩu.
- Việc kiểm dịch tại nơi sản xuất của APQA sẽ được tiến hành trong ba năm đầu tiên sau khi được cho phép nhập khẩu, sau đó sẽ đánh giá kết quả kiểm dịch đó và quyết định xem có tiếp tục tiến hành kiểm dịch tại nơi sản xuất nữa hay không.
- Thanh tra kiểm dịch thực vật của APQA sẽ ghi ngày kiểm dịch xuất khẩu và ký tên trên mặt sau giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.
- Tất cả chi phí liên quan đến kiểm dịch tại nơi sản xuất của thanh tra kiểm dịch Hàn Quốc APQA sẽ được chi trả bởi phía Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn chi phí đi lại của Hàn Quốc. (Guidelines for Overseas Travel Costs of APQA).
- Thời Hạn Tái Xét Duyệt
Cơ quan kiểm dịch phía Hàn Quốc APQA tại thời điểm cứ mỗi 3 năm(tính đến ngày 30 tháng 6 của năm thứ 3) theo tiêu chuẩn bắt đầu từ ngày 1 tháng 7 năm 2020 đối với thông cáo này, sẽ tiến hành tái xét duyệt tính khả thi (tính thiết đáng) và phải có biện pháp cải thiện.
- Các Loại Sâu Bệnh, Côn Trùng Có Hại Thuộc Tiêu Chí Kiểm Dịch Đối Với Hàng Xoài Tươi Việt Nam
9.1 Vi Trùng Gây Bệnh (8 loại)
- Cytosphaera mangiferae
- Ceratocystis paradoxa
- Oidium mangiferae
- Pestalotiopsis mangiferae
- Capnodium mangiferae
- Elsinoe mangiferae
- Macrophoma mangiferae
- Xanhomonas campestris pv. Mangiferaeindicae
9.2 Côn Trùng Có Hại (16 loại)
- Bactrocera carambolae
- B. correcta
- B. cucurbitae
- B. dorsalis
- B. dorsalis species complex
- B. tau
- B. zonata Sternochtus frigidus, Sternochetus olivieri
- Coccus viridis Aonidiella aurantii
- Aspidiotus nerii
- Aulacaspis tubercularis
- Lepidosaphes beckii
- Pseudaonidia trilobitiformis
- Brevepalpus phoenicis