Tiền Giang được mệnh danh là vương quốc trái cây với hơn 82.300 ha, sản lượng 1,65 triệu tấn trái/năm. Nhiều loại nông sản được xuất khẩu vào các thị trường khó tính như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… Tuy vậy, tỉnh vẫn không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nông sản để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Những năm qua, ngành trồng cây ăn trái tỉnh Tiền Giang liên tục tăng diện tích và sản lượng. Cơ cấu chủng loại chuyển dần theo hướng tích cực, hình thành vùng chuyên canh, vùng trồng tập trung với sản lượng lớn cung cấp cho thị trường.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Mẫn cho biết, sản xuất cây ăn trái của Tiền Giang ngày càng đi vào chiều sâu và chất lượng. Nông dân từng bước ứng dụng khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất, từ đó áp dụng thành công điều khiển ra hoa theo ý muốn nhiều loại cây ăn quả như: Xoài, sầu riêng, thanh long, nhãn, cây có múi, chôm chôm…
Đây là lợi thế rất lớn cho sản xuất trái cây nghịch vụ và có điều tiết hợp lý mùa vụ để bán được giá cao và dễ tiêu thụ.
Toàn tỉnh Tiền Giang có 210 doanh nghiệp thu mua sơ chế, bảo quản, đóng gói và chế biến trái cây.
Việc ứng dụng công nghệ cấp đông IQF, bảo quản lạnh, nhất là cấp đông nhanh bằng khí Nitơ đã giúp kéo dài thời gian bảo quản nhưng chất lượng không thay đổi, giúp doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bằng đường thủy ngày càng tăng, góp phần giảm tổn thất trong quá trình bảo quản và vận chuyển cũng như trữ nông sản trong thời điểm vụ chính sản lượng thu hoạch nhiều.
Diện tích trồng cây ăn trái được chứng nhận GAP là hơn 3.600 ha, trong đó, diện tích còn hạn chứng nhận khoảng 1.800 ha. Tính đến thời điểm hiện tại, Tiền Giang được cấp 279 mã số vùng trồng cây ăn trái, diện tích hơn 20.200 ha, chiếm 30,8% diện tích cây ăn trái cho sản phẩm.
Những năm qua, ngành trồng cây ăn trái tỉnh Tiền Giang liên tục tăng diện tích và sản lượng. Cơ cấu chủng loại chuyển dần theo hướng tích cực, hình thành vùng chuyên canh, vùng trồng tập trung với sản lượng lớn cung cấp cho thị trường.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Văn Mẫn cho biết, sản xuất cây ăn trái của Tiền Giang ngày càng đi vào chiều sâu và chất lượng. Nông dân từng bước ứng dụng khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ cao vào sản xuất, từ đó áp dụng thành công điều khiển ra hoa theo ý muốn nhiều loại cây ăn quả như: Xoài, sầu riêng, thanh long, nhãn, cây có múi, chôm chôm…
Đây là lợi thế rất lớn cho sản xuất trái cây nghịch vụ và có điều tiết hợp lý mùa vụ để bán được giá cao và dễ tiêu thụ.
Toàn tỉnh Tiền Giang có 210 doanh nghiệp thu mua sơ chế, bảo quản, đóng gói và chế biến trái cây.
Việc ứng dụng công nghệ cấp đông IQF, bảo quản lạnh, nhất là cấp đông nhanh bằng khí Nitơ đã giúp kéo dài thời gian bảo quản nhưng chất lượng không thay đổi, giúp doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bằng đường thủy ngày càng tăng, góp phần giảm tổn thất trong quá trình bảo quản và vận chuyển cũng như trữ nông sản trong thời điểm vụ chính sản lượng thu hoạch nhiều.
Diện tích trồng cây ăn trái được chứng nhận GAP là hơn 3.600 ha, trong đó, diện tích còn hạn chứng nhận khoảng 1.800 ha. Tính đến thời điểm hiện tại, Tiền Giang được cấp 279 mã số vùng trồng cây ăn trái, diện tích hơn 20.200 ha, chiếm 30,8% diện tích cây ăn trái cho sản phẩm.