Là tỉnh có lợi thế sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có diện tích trồng cây ăn trái lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên Tiền Giang đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng thông qua việc đầu tư, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ trái cây.

*Đưa công nghệ vào sản xuất
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, nhiều năm qua trên cây ăn trái, các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ, công nghệ tưới tiết kiệm nước, sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại, bao trái, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP… được nhiều nhà vườn ứng dụng vào sản xuất, góp phần mang lại lợi nhuận trung bình từ 150 – 500 triệu đồng/ha/năm tùy loại cây trồng. Con số thống kê cho thấy, đến nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 50.000 ha trồng cây ăn trái ứng dụng hệ thống tưới phun mưa (chiếm 61% tổng diện tích). Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có 100% diện tích sầu riêng ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; 16.000 ha mận, ổi và một số diện tích xoài, mít, vú sữa… áp dụng bao trái hạn chế được tổn thương cho vỏ trái, giảm tỷ lệ bệnh, tác động của côn trùng, cải thiện màu sắc vỏ trái, hạn chế nám nắng và hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật. Các tiến bộ kỹ thuật được nông dân ứng dụng nhiều vào sản xuất đáp ứng được yêu cầu chất lượng nông sản các nước nhập khẩu.
Ứng dụng công nghệ không chỉ trong khâu sản xuất mà còn được chú trọng trong chế biến, tiêu thụ. Theo số liệu thống kê của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có 210 doanh nghiệp thu mua sơ chế, bảo quản, đóng gói và chế biến trái cây. Thực tế vừa qua cho thấy, việc ứng dụng khoa học và công nghệ như công nghệ cấp đông, bảo quản lạnh, đặc biệt là công nghệ cấp đông nhanh bằng khí Nitơ đã giúp kéo dài thời gian bảo quản nhưng chất lượng không thay đổi đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bằng đường thủy ngày càng tăng, góp phần giảm tổn thất trong quá trình bảo quản, vận chuyển cũng như trữ nông sản trong thời điểm vụ chính sản lượng thu hoạch nhiều.
Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu, cấp đông với tỷ lệ sản phẩm ngày càng tăng (chiếm khoảng 10% – 12% so sản phẩm tươi), đã góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm trái cây ngoài xuất khẩu tươi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn quan tâm áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến như: ISO, HACCP… góp phần nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu ở các thị trường như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… Từ đó, góp phần nâng cao tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu rau, quả của tỉnh Tiền Giang. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu rau, quả trung bình những năm gần đây đạt trên 38 triệu USD (riêng năm 2022 đạt hơn 38,3 triệu USD)”- ông Nguyễn Văn Mẫn cho biết thêm.

Là tỉnh có lợi thế sản xuất nông nghiệp, đặc biệt có diện tích trồng cây ăn trái lớn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nên Tiền Giang đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng thông qua việc đầu tư, thu hút đầu tư đổi mới công nghệ từ khâu sản xuất đến chế biến, tiêu thụ trái cây.
![]() |
*Đưa công nghệ vào sản xuất
Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, nhiều năm qua trên cây ăn trái, các tiến bộ kỹ thuật trong chăm sóc, bón phân cân đối, sử dụng phân hữu cơ, công nghệ tưới tiết kiệm nước, sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu hại, bao trái, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP… được nhiều nhà vườn ứng dụng vào sản xuất, góp phần mang lại lợi nhuận trung bình từ 150 – 500 triệu đồng/ha/năm tùy loại cây trồng. Con số thống kê cho thấy, đến nay, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có khoảng 50.000 ha trồng cây ăn trái ứng dụng hệ thống tưới phun mưa (chiếm 61% tổng diện tích). Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hiện có 100% diện tích sầu riêng ứng dụng hệ thống tưới tiết kiệm nước; 16.000 ha mận, ổi và một số diện tích xoài, mít, vú sữa… áp dụng bao trái hạn chế được tổn thương cho vỏ trái, giảm tỷ lệ bệnh, tác động của côn trùng, cải thiện màu sắc vỏ trái, hạn chế nám nắng và hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật. Các tiến bộ kỹ thuật được nông dân ứng dụng nhiều vào sản xuất đáp ứng được yêu cầu chất lượng nông sản các nước nhập khẩu.
Ứng dụng công nghệ không chỉ trong khâu sản xuất mà còn được chú trọng trong chế biến, tiêu thụ. Theo số liệu thống kê của ngành Nông nghiệp, toàn tỉnh hiện có 210 doanh nghiệp thu mua sơ chế, bảo quản, đóng gói và chế biến trái cây. Thực tế vừa qua cho thấy, việc ứng dụng khoa học và công nghệ như công nghệ cấp đông, bảo quản lạnh, đặc biệt là công nghệ cấp đông nhanh bằng khí Nitơ đã giúp kéo dài thời gian bảo quản nhưng chất lượng không thay đổi đã giúp doanh nghiệp xuất khẩu nông sản bằng đường thủy ngày càng tăng, góp phần giảm tổn thất trong quá trình bảo quản, vận chuyển cũng như trữ nông sản trong thời điểm vụ chính sản lượng thu hoạch nhiều.
Ông Nguyễn Văn Mẫn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện các doanh nghiệp đã quan tâm đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu, cấp đông với tỷ lệ sản phẩm ngày càng tăng (chiếm khoảng 10% – 12% so sản phẩm tươi), đã góp phần làm gia tăng giá trị sản phẩm trái cây ngoài xuất khẩu tươi. Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn quan tâm áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng tiên tiến như: ISO, HACCP… góp phần nâng cao chất lượng, giảm chi phí sản xuất, đặc biệt, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu ở các thị trường như: EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga… Từ đó, góp phần nâng cao tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu rau, quả của tỉnh Tiền Giang. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu rau, quả trung bình những năm gần đây đạt trên 38 triệu USD (riêng năm 2022 đạt hơn 38,3 triệu USD)”- ông Nguyễn Văn Mẫn cho biết thêm.
*Chú trọng chế biến sâu
Với lợi thế là tỉnh có sản lượng nông sản lớn, đặc biệt là nhiều loại trái cây có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, thanh long, bưởi… (dự kiến đến cuối năm 2023 tỉnh Tiền Giang có khoảng 82,6 ngàn ha cây ăn trái, với sản lượng đạt khoảng 1,75 triệu tấn) nên những năm qua, tỉnh Tiền Giang đã tập trung đầu tư, kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông sản nhằm góp phần nâng cao giá trị sản xuất đối với ngành Nông nghiệp. Thông qua công tác quy hoạch, thực hiện các chủ trương khuyến khích đầu tư, thu hút đầu tư cũng đã mang lại những dấu ấn tích cực.
Theo đánh giá của Sở Công Thương, trên lĩnh vực chế biến nông sản, thời gian gần đây, tỉnh Tiền Giang đã thu hút được một số dự án có quy mô khá lớn. Ông Lưu Văn Phi, Giám đốc Sở Công Thương cho biết, một số dự án đã và đang triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh liên quan đến chế biến nông sản như: Công ty TNHH Sản xuất trái cây Hùng Phát – Tập đoàn ANDROS Asia, khai trương Kho lạnh Gò Công, có sức chứa 1.500 pallet, kho lạnh có diện tích 6.000 m2 là một phần của nhà máy chế biến có diện tích 16.000 m2, trong đó diện tích lưu trữ và xuất nhập hàng là 2.500 m2. Bên cạnh đó, Công ty cổ phần Công nghiệp thực phẩm Thabico Tiền Giang đã triển khai dự án Nhà máy chế biến trái cây (tại xã Bình Ninh, huyện Chợ Gạo) đưa vào vận hành chính thức vào đầu tháng 10/2021, dây chuyền chế biến rau quả cấp đông với công suất 150 tấn nguyên liệu/ngày, chủ yếu sử dụng các loại trái cây chủ lực của tỉnh như thanh long, xoài, mít, chuối… Trong năm 2022, công ty đưa vào vận hành dây chuyền chế biến sản phẩm từ dừa có công suất 300.000 trái/ngày đêm, góp phần thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp chế biến của tỉnh Tiền Giang.
Thời gian tới, tỉnh tiếp tục tập trung triển khai những giải pháp để đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy mối quan hệ bền vững, tăng cường hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất – phân phối các sản phẩm nông sản chủ lực… nhằm góp phần nâng cao năng lực sản xuất, chế biến và tiêu thụ các mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh Tiền Giang.
